Tư vấn du học phần lan: 0919 735 426 - 1900 636 949
Du học nước ngoài đang dần trở thành xu hướng của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay.
Thuộc top 10 nền giáo dục của thế giới về chất lượng, Phần Lan sở hữu những ngôi trường danh giá nổi tiếng của Châu Âu. Chính vì vậy mà xứ sở ngàn hồ đang là nơi tiếp nối giấc mơ học thuật của hơn 20.000 du học sinh, với 3/4 trong số này là đến từ các quốc gia nằm ngoài Cộng đồng Chung Châu Âu.
Nếu các du học sinh đang ấp ủ ước mơ du học Phần Lan để được gia nhập vào môi trường giáo dục chất lượng, thân thiện thì hãy tìm hiểu đầy đủ thông tin, nhất là về tài chính. Việc cân nhắc kĩ càng về chi phí du học Phần Lan sẽ đảm bảo cho hành trình học tập của các em được hoàn thành trọn vẹn.
Giới thiệu về vay du học Phần Lan
Vay du học Phần Lan là một nhu cầu vay tiền khá phổ biến hiện nay được các ngân hàng đáp ứng bằng sản phẩm vay du học nhằm cung cấp nguồn tài chính để hỗ trợ các học sinh theo học các chương trình đào tạo tại Phần Lan hoặc các chương trình đào tạo của Phần Lan tại Việt Nam với chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Những khoản phí khiến bạn cần vay tiền du học Phần Lan
Chi phí du học Phần Lan khá cao với số tiền học phí dao động khoảng 4.000 – 20.000 Euro/năm (tùy theo trường, bậc học) và sinh hoạt phí khoảng 700 – 900 Euro/tháng (tùy theo thành phố). Với chi phí đắt đỏ như vậy không phải gia đình nào cũng có đủ tài chính để lo liệu hết.
Sau đây là một số chi phí quan trọng khiến bạn cần phải vay tiền đi du học Phần Lan như:
Học phí
Các khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh tối thiểu thường là 1.500 Euro năm và trung bình sẽ từ 10.000 – 16.000 Euro/năm. Trong đó, mức học phí cao nhất là Đại học Helsinki (10.000 – 25.000 Euro/năm) và một trong những trường có học phí thấp nhất là Đại học Vaasa (4.000 Euro/năm).
Mức học phí sẽ được giảm thiểu đáng kể nhờ vào chương trình học bổng du học Phần Lan hấp dẫn của các trường. Giá trị của học bổng có thể lên đến 100% đối với các trường như: Đại học Aalto, Đại học Công nghệ Tampere, Đại học Helsinki Metropolia, Đại học Karelia…hoặc linh hoạt từ 10 – 80% đối với những trường khác.
Chi phí sinh hoạt tại Phần Lan
Khi du học Phần Lan, sinh viên thường mất khoảng 700 – 900 Euro/tháng cho cuộc sống sinh hoạt, phụ thuộc vào nơi các em sinh sống và phương pháp chi tiêu. Đắt đỏ nhất là ở Helsinki với mức khoảng 810 – 980 Euro/tháng, theo sau đó là Jyvaskyla: 700 – 750 Euro/tháng, Tampere: 730 – 850 Euro/tháng và Oulu: 550 – 770 Euro/tháng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu sinh viên nắm được bí quyết chi tiêu hợp lý và học tập tại những thành phố có mức sống vừa phải thì chỉ cần 310 – 525 Euro/tháng.
Tiền thuê nhà: Chiếm 44% trong tổng ngân sách hàng tháng của du học sinh Phần Lan, tiền thuê nhà tại Phần Lan có sự chênh lệch do hình thức nhà ở mà các em lựa chọn. Nếu sinh viên muốn sống một mình thì sẽ cần 416 Euro/tháng, ở chung với bạn bè thì tốn khoảng 160 – 380 Euro/tháng và sống trong những khu chung cư sẽ tầm 329 Euro/tháng.
Nhìn chung, trung bình mỗi tháng, sinh viên sẽ tốn khoảng 260 Euro để mua thực phẩm tại các siêu thị địa phương.
Nhiều em thường lựa chọn các siêu thị bình dân như Lidl, Sale, Alepa và K-Market để được hưởng nhiều ưu đãi về giá. Nếu sinh viên muốn “đổi gió” thì sẽ chọn thưởng thức bữa ăn trong các nhà hàng sang trọng với giá khoảng 11 Euro. Còn nếu sinh viên đến với các cửa hàng tầm trung thì chỉ mất 60 Euro cho bữa ăn đủ 3 món dành cho hai người.
Đi lại: Khoảng 33% sinh viên chọn phương tiện giao thông để di chuyển trong thời gian du học Phần Lan.
Vé đi lại dành cho sinh viên sẽ dao động từ 35 – 50 Euro, nếu các em muốn thuê xe hơi thì sẽ cần 230 Euro/5 ngày. Ngoài những khoản trên, chi phí du học Phần Lan cũng có thêm nhiều khoản khác như phí sinh viên (khoảng 100 Euro/năm) và chi phí cho các hoạt động xã hội (100 Euro/tháng).
Các du học sinh tại Phần Lan
Có thể thấy, các ngân hàng luôn tạo mọi điều kiện cho khách hàng có thể tham gia sản phẩm vay tiền du học Phần Lan. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng hỗ trợ và tư vấn miễn phí các thủ tục và hồ sơ liên quan đến dịch vụ du học này.
Điều kiện và thủ tục vay
Dưới đây là điều kiện và thủ tục chi tiết vay du học Phần Lan, đáp ứng đủ các yêu cầu và hoàn thiện hồ sơ ngân hàng quy định bạn mới được cấp vốn.
Điều kiện
Điều kiện vay du học cụ thể như sau:
Phải có thư mời hay Thông báo nhập học của các Trường đại học tại Phần Lan.
Người vay tiền là du học sinh hoặc thân nhân của du học sinh, có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
Có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay trong thời gian quy định.
Phải có tài sản đảm bảo, có thể là bất động sản, sổ tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi, xe…
Nếu người vay là các du học sinh tạm thời chưa tạo ra nguồn thu nhập ổn định hàng tháng thì cần có người bảo lãnh, người bảo lãnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay du học.
Thủ tục vay du học Phần Lan đơn giản, dễ dàng
Thủ tục
Hồ sơ vay tiền du học Phần Lan gồm các giấy tờ sau:
Bản chính giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng mà bạn chọn để vay).
Bản sao CMND & Hộ khẩu/KT3 của khách hàng vay vốn.
Bảng thuyết minh mục đích sử dụng vốn vay, bảng giải trình việc vay vốn.
Tài liệu liên quan đến việc du học của du học sinh: Passport, chương trình học, quyết định hoặc thông báo nhập học, giấy chấp thuận và thông báo đóng học phí của nhà trường.
Các loại giấy tờ có thể chứng minh khả năng tài chính của người vay: Bảng lương đối với công nhân viên chức, phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị. Nếu khách hàng kinh doanh tự do thì phải trình Giấy đăng ký kinh doanh cùng các biên lai nộp thuế hoặc sổ sách kinh doanh…
Bản sao các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo thế chấp.
Hy vọng qua nội dung trên bạn hiểu về vay tiền du học Phần Lan là như thế nào, từ đó chọn được ngân hàng phù hợp để vay du học thực hiện hóa ước mơ của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hay muốn được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia Thebank về vay du học vui lòng
Phần Lan được biết đến là một trong những quốc gia hiện đại nhất, đổi mới nhất của Châu Âu và với hệ thống giáo dục nổi tiếng thế giới, nó đã trở thành một điểm đến phổ biến của sinh viên quốc tế trong những năm gần đây.
Nhiều trường đại học Phần Lan có danh tiếng học thuật nguyên sơ. Đầu tiên và quan trọng nhất là Đại học Helsinki, trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất của đất nước, theo sát là Đại học Aalto, cũng nằm ở Helsinki.
Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ranking cũng như học phí của các trường nằm tại bảng xếp hạng các trường đại học ở Phần Lan
Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Phần Lan phân biệt giữa các trường đại học truyền thống hướng đến nghiên cứu và cái được gọi là “Các trường đại học Khoa học Ứng dụng” (UAS), hoặc các trường bách khoa. Các cơ sở này cung cấp chất lượng cao, giáo dục định hướng thực hành và do đó tập trung ít hơn vào nghiên cứu học thuật cổ điển.
Bởi vì xếp hạng đại học thường thiên về nghiên cứu, những trường tốt này có xu hướng bị loại trừ, mặc dù chúng mang lại cơ hội tuyệt vời cho sinh viên quốc tế – đặc biệt là ở cấp độ Cử nhân. Vì vậy, hãy chắc chắn đưa chúng vào nghiên cứu của bạn khi tìm kiếm bằng cấp ở Phần Lan.
Bảng xếp hạng này được đánh giá trên những tiêu chí nào?
Times Higher Education World University Rankings (hay gọi tắt là THE Rankings) tổng hợp một loạt các thống kê.
Trọng lượng ngang bằng được đặt vào chất lượng giảng dạy, sự xuất sắc của nghiên cứu và tác động của nghiên cứu thông qua các trích dẫn (có nghĩa là tần suất nghiên cứu của trường đại học được tham khảo ở nơi khác).
Các trường đại học trên có học bổng không?
Phần Lan là một quốc gia rất coi trọng giáo dục. Do đó, hầu hết các trường đại học Phần Lan cung cấp các lựa chọn học bổng cho sinh viên có năng khiếu không thuộc EU. Những học bổng này thường dựa trên kết quả học tập của bạn và có nhiều loại khác nhau. Ví dụ, miễn toàn bộ hoặc một phần học phí, hoàn lại học phí dựa trên kết quả học tập, trợ cấp chi phí sinh hoạt, v.v.
Bạn nên kiểm tra thông tin về học bổng trực tiếp từ trang web của trường đại học bạn muốn hoặc liên hệ HISA để được tư vấn các loại học bổng Phần Lan 2021. Một điều cuối cùng, học phí được miễn phí cho các nghiên cứu Tiến sĩ và các khóa học được cung cấp bằng tiếng Phần Lan hoặc Thụy Điển.
Thông tin hỗ trợ du học tại trường TOP Phần Lan từ chúng tôi
Du học HISA tự hào là là đại diện tuyển sinh du học Phần Lan uy tín tại Việt Nam. Luôn là đối tác uy tín của các trường TOP trong bảng xếp hạng tại Phần Lan với vai trò cung cấp những thông tin mới nhất. Cập nhật nhất về chi phí du học Phần Lan, học bổng về trường đào tạo hàng đầu tại Phần Lan nói chung và Đại học Đông Phần Lan (University of Eastern Finland) nói riêng.
HISA là đại diện tuyển sinh trực tiếp của các trường hàng đầu tại Phần Lan. Vì vậy khi theo học Phần Lan thông qua HISA , học sinh sẽ được hưởng những quyền lợi cao nhất.
Nếu bạn ở xa, không thể đến trực tiếp các văn phòng của HISA. Bạn có thể scan (hoặc chụp hình) rồi gửi về địa chỉ duhoc@hisa để được hỗ trợ làm thủ tục hồ sơ.
Số lượng sinh viên quốc tế đông đảo
Theo thống kê, các trường ở Phần Lan cung cấp hơn 400 khóa học bằng tiếng Anh cho các bậc cử nhân và thạc sĩ tại 13 trường đại học nghiên cứu và 23 trường đại học ứng dụng với hơn 20,000 sinh viên quốc tế và đa phần là sinh viên đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Nga. Sinh viên Việt Nam hiện tại ở Phần Lan vào khoảng hơn 2000 sinh viên – chiếm khoảng 10%.
Bên cạnh đó, tổ chức giáo dục tại Phần Lan đang lên kế hoạch mở rộng và thu hút các bạn học sinh sinh viên đến từ Châu Á, chính vì vậy, các bạn yên tâm là mình sẽ được chào đón rất nồng nhiệt tại quốc gia này nhé.
Các trường đại học hàng đầu thế giới
Phần Lan với những trường đại học nằm trong top đầu thế giới cũng chính là sự thu hút cực kì mãnh liệt đối với các bạn học sinh, sinh viên.
Phần Lan có 6 trường đại học nằm trong Top 500 thế giới trên bảng xếp hạng của The Times Higher Education năm 2020 bao gồm: trường Đại học Helsinki (hạng 96), Đại học Aalto (hạng 184), Đại học Oulu (hạng 251), Đại học Tampere (hạng 251), Đại học Turku (hạng 351), Đại học Eastern Finland (hạng 401). (Nguồn)
Ngành học đa dạng bằng tiếng Anh
Điều đặc biệt hơn là, nhiều trường đại học hàng đầu Phần Lan tập trung vào nghiên cứu nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Ví dụ, Đại học Tampere có rất nhiều trung tâm nghiên cứu xem xét các bệnh nan y khác nhau như ung thư, bệnh celiac, bệnh bạch cầu, v.v. Điều này tạo nên sự khác biệt và thu hút mạnh mẽ của Phần Lan so với các quốc gia khác ở Bắc Âu.
Chương trình học bổng hấp dẫn, chi phí sinh hoạt hợp lí
Học bổng: Theo Tổ chức OECD (Organization Economic Cooperation and Development), Phần Lan là nước thành công nhất thế giới trong nền giáo dục.
Giáo dục được đánh giá cao ở Phần Lan và đặt tiêu chuẩn cao cho giáo dục là một trong những nền tảng chiến lược của quốc gia này. Chính vì vậy, trước tháng 8/2017, Phần Lan hoàn toàn miễn phí học phí cho sinh viên quốc tế. Nhưng sau này, Phần Lan đã bắt đầu thu học phí nhưng cung cấp các gói học bổng cực kì hấp dẫn để hỗ trợ sinh viên quốc tế.
Chính phủ Phần Lan thông báo đưa ra, học phí cho 1 năm học tại các trường đại học ở Phần Lan tối thiểu là 1,500 Euro các trường sẽ dựa vào số tiền này mà qui định các mức học phí.
Học phí sẽ giảm mạnh khi các chương trình học bổng du học Phần Lan hấp dẫn của các trường, giá trị học bổng có thể lên đến 100% học phí đối với các trường như: Đại học Aalto.
Đại học Công nghệ Tampere, Đại học Helsinki Metropolia, Đai học Karelia,… hoặc có chuyển đổi linh hoạt từ 10 - 80% đối với những trường khác. Để biết thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác nhất thì hãy nhanh tay liên hệ với Sunrise Vietnam để được tư vấn miễn phí nhé.
Chi phí sinh hoạt tại Phần Lan
Khi du học tại Phần Lan, các sinh viên trung bình mất khoảng 700 – 1500 Euro/tháng cho chi phí sinh hoạt và chi phí này cao hay thấp còn phụ thuộc vào địa điểm sinh sống, học tập và phương pháp chi tiêu.
Chiếm gần phân nữa số tiền của các bạn du học sinh tại Phần Lan (44%) hàng tháng, tiền thuê nhà sẽ có sự chênh lệch do đặc tính chổ ở của các bạn nên các bạn có thể tự lựa chọn.
Nếu du học sinh muốn sống 1 mình thì sẽ cần 416 Euro/tháng
Nếu du học sinh ở chung thì chỉ tốn khoảng 160 – 380 Euro/tháng
Nếu sống trong khu chung cư thì sẽ tầm khoảng 239 Euro/tháng.
Các thành phố lớn thì chi phí càng đắt đỏ hơn, đặc biệt cao nhất là thủ đô Helsinki. Nhưng ở các thành phố lớn có ưu điểm là các bạn sẽ dễ dàng kiếm được công việc làm thêm.
Theo quy định của chính phủ: sinh viên được đi làm thêm 25h/tuần với mức lương từ 7E-15E/h. Các công việc phổ biến cho sinh viên: giao sữa, giao báo, phục vụ trong nhà hàng, quán ăn, hái dâu. Điều này sẽ giúp các bạn trang trải một phần sinh hoạt phí nhé.
So với các quốc gia khác trong Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch hoặc các quốc gia khác như Mỹ, Anh thì chi phí sinh hoạt ở Phần Lan rất hợp lí luôn nè đúng không các bạn.
Nếu bạn yêu thiên nhiên, thì Phần Lan là nơi tuyệt vời dành cho bạn. Bạn có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như trượt nước, lướt ván diều trên những hồ nước đóng băng, ngắm nhìn những con sói và gấu trắng trong công viên quốc gia hoặc rong chơi trên những ngọn đồi rừng ở Lapland.
Hệ thống giáo dục Phần Lan
Trong các kì nghỉ, bạn có thể đi lên bờ biển phía tây hoặc phía bắc và trải nghiệm hiện tượng thiên nhiên cực quang đặc sắc và vô cùng hấp dẫn.
Đừng quên ghé thăm làng ông già Noel ở khu vực Lapland thuộc tỉnh Rovaniemi để ngắm các chú tuần lộc kéo xe trượt tuyết nha. Và điều bạn chắc chắn phải thử đó chính là trải nghiệm phòng tắm hơi nổi tiếng của Phần Lan.
Với dân số 5,3 triệu người, khắp đất nước Phần Lan có 3,3 triệu phòng tắm hơi, khắp nơi từ nhà riêng, văn phòng, nhà máy, trung tâm thể thao, khách sạn, tàu và sâu dưới mặt đất trong hầm mỏ. 99% người Phần Lan tắm hơi ít nhất 1 lần/tuần.
Đặc biệt, vào mùa hè, các chuyến đi tới các ngôi nhà riêng được mua để nghỉ dưỡng ở vùng quê với các phòng tắm hơi đặc biệt trong không gian trong lành là một trải nghiêm cực kì thích thú, không chỉ giúp các bạn thư giãn, mà còn tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, các bạn có thể ghé thăm đảo Suomenlinna, một pháo đài quân sự trước đây được xây dựng trên sáu hòn đảo và tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của bờ biển Helsinki.
Tìm hiểu thêm về: Du học phần lan
Quy trình xét tuyển:
Giáo viên là nghề được đề cao và tôn trọng trong xã hội Phần Lan.
Vì thế hàng năm số lượng thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm ở các trường đại học rất lớn và chỉ khoảng một phần mười trong số đăng ký được chọn lựa (Pasi Sahlberg, 2016) [2].
Việc tuyển chọn thí sinh do các trường đào tạo phụ trách và được tiến hành một cách kỹ lưỡng qua hai giai đoạn:
- Trước hết ban tuyển sinh sẽ lựa chọn trong danh sách đăng ký một số lượng nhiều gấp 4 hoặc 5 lần số chỉ tiêu đào tạo dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và điểm số các môn trong các năm học cuối cấp của các thí sinh.
Những thí sinh có kinh nghiệm làm việc với trẻ em có thể được cộng thêm điểm.
Thế giới học được gì từ hiện tượng cường quốc giáo dục Phần Lan?
- Giai đoạn hai gồm ba bước, bắt đầu bằng một bài thi viết dựa trên một cuốn sách được chọn.
Tiếp theo là một bài thi tương tác xã hội và kỹ năng giao tiếp.
Cuối cùng là một bài phỏng vấn trực tiếp với ban giám khảo xung quanh lý do muốn trở thành giáo viên của thí sinh.
Việc tuyển chọn còn bao gồm cả những kiểm tra về sức khỏe.
Vấn đề đạo đức, lối sống cũng rất được coi trọng trong suốt quá trình đào tạo.
Các sinh viên được tiếp tục việc học nếu duy trì những thói quen ứng xử và lối sống hàng ngày không chỉ trong phạm vi trường học mà cả ngoài giờ học và ở ngoài trường học.
Chẳng hạn việc đi quán bar, sàn nhảy hay hút thuốc trước đây bị cấm và nếu vi phạm sẽ bị đuổi.
2. Chương trình đào tạo:
Hiện nay Phần Lan có 8 trường đại học đào tạo giáo viên nhằm đạo tạo các nhóm giáo viên:
- Giáo viên dạy lớp: dạy tất cả các môn của các lớp từ 1-6
- Giáo viên dạy môn: dạy một hoặc hai ba môn của các lớp từ 7-9 hoặc ở trung học phổ thông (10-12), ở các trường trung cấp và dạy nghề, và ở các lớp thuộc trung tâm giáo dục dành cho người lớn.
Bữa ăn miễn phí - sản phẩm độc đáo của giáo dục Phần Lan
- Giáo viên đặc biệt: gồm giáo viên đặc biệt ở nhà trẻ, mẫu giáo và giáo viên ở tiểu học để dạy các học sinh cần có thêm sự giúp đỡ.
- Giáo viên tư vấn và hướng nghiệp: Nhằm hướng dẫn và tư vấn cho học sinh ở trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Các trường tự quyết định việc tuyển sinh cũng như chương trình đào tạo của mình.
Điểm đáng chú ý của chương trình đào tạo giáo viên ở Phần Lan là đào tạo theo hướng nghiên cứu nhằm đào tạo ra những giáo viên không chỉ có khả năng giảng dạy và còn có khả năng nghiên cứu độc lập.
Các trường đào tạo các giáo viên sau:
Chương trình đào tạo giáo viên dạy lớp gồm: giáo dục học với 75 chứng chỉ, còn lại là các môn mà giáo viên sẽ dạy ở trường với 30-35 chứng chỉ và nghiệp vụ sư phạm với 35 chứng chỉ.
Tất cả các giáo viên dạy các lớp từ tiểu học đến trung học đều phải có bằng thạc sĩ với 160-180 chứng chỉ, tức 4-6 năm học (mỗi chứng chỉ tương đương 40 giờ học).
Đào tạo giáo viên đang thừa chỉ tiêu, thiếu chất lượng!
Giáo viên tiểu học cần có bằng thạc sĩ về giáo dục. Còn giáo viên trung học cần có bằng thạc sĩ về môn học mình dạy với một môn chính có ít nhất 55 chứng chỉ và một môn phụ với ít nhất 35 chứng chỉ.
Tất cả các sinh viên ngành sư phạm (trừ các sinh viên nhà trẻ mẫu giáo) đều phải học chương trình nghiên cứu sư phạm với 35 chứng chỉ.
Cùng với việc học lý thuyết, chương trình còn kết hợp với thực tập giảng dạy tại các cơ sở riêng của các trường sư phạm hoặc liên kết nhằm phát triển kỹ năng của các giáo viên tương lai.
Việc thực hành giảng dạy giữ một vai trò rất quan trọng, được thực hiện với nhiều lớp, nhiều lứa tuổi học sinh ở các giai đoạn khác nhau.
Với chương trình này các giáo viên dạy từng môn và giáo viên dạy nhiều môn có thể hoán chuyển công việc bằng cách chỉ bổ sung thêm các chứng chỉ mà họ còn thiếu chứ không cần học lại.
Giáo viên các trường dạy nghề: được đào tạo ở năm trường đào tạo giáo viên liên kết với các đại học thực hành.
Việc đào tạo giáo viên dạy nghề có thể được thực hiện dưới hai hình thức: toàn bộ thời gian và bán thời gian (kết hợp học với làm).
Chúng ta còn muốn duy trì hệ đào tạo cao đẳng sư phạm đến bao giờ?
Trình độ của giáo viên dạy nghề được đánh giá dựa trên bằng cấp và kinh nghiệm công việc.
Theo kết quả điều tra “The 2013 Teaching and Learning International Survey (TALIS)” của OECD, lương trung bình của giáo viên Phần Lan là 39.500 USD (15 năm kinh nghiệm), không cao hơn so với mức trung bình: 42.700USD/tháng của các nước thuộc OECD.
Tuy nhiên số giờ dạy ít hơn: 673 giờ ở tiểu học, 589 giờ ở trung học cơ sở và 547 giờ ở trung học phổ thông, ít hơn khoảng 100 giờ so với trung bình của các nước OECD) [3].
Trình độ chuyên môn cao của ngành sư phạm ngoài việc đảm bảo cho những người học không chỉ có trình độ chuyên môn tốt, làm chủ công việc giảng dạy trong ngành giáo dục mà còn giúp họ dễ dàng tìm được việc làm khác.
Một bằng chứng rõ nhất là một số người vốn được đào tạo từ các trường sư phạm đã trở thành Bộ trưởng tài chính trong một số chính phủ của Phần Lan và làm việc rất tốt, như Jutta Urpillainen, Antti Kalliomäki.
Trong một phòng học yên tĩnh với những đồ trang trí sáng tạo, vui mắt của các em nhỏ, Ville Sallinen đang học hỏi những thứ giúp đưa các trường học của Phần Lan trở thành đối tượng đáng ghen tị của thế giới.
Sallinen, 22 tuổi đang dạy một nhóm trẻ 8 tuổi cách đọc. Anh sắp kết thúc khóa thực tập ngắn này – một phần trong chương trình Thạc sỹ ngành sư phạm tiểu học kéo dài 5 năm của anh.
Trường sư phạm Viikki ở miền đông Helsinki tự giới thiệu mình như một phòng thí nghiệm dành cho sinh viên sư phạm. Ở đây, Sallinen có thể thực hành những lý thuyết mà anh học được ở trường đại học mà trường Viikki là thành viên. Nó giống như các bệnh viện trực thuộc trường đại học dành cho sinh viên y khoa.
Hiệu trưởng Viikki – ông Kimmo Koskinen phát biểu: “Đây là một trong những cách để chúng tôi cho thấy chúng tôi tôn trọng ngành sư phạm đến mức nào. Nó quan trọng giống như đào tạo ra các bác sĩ”.
Chào mừng tới một quốc gia – nơi mà giảng dạy thực sự là một nghề nghiệp cao quý.
Giáo viên Phần Lan giúp đất nước họ luôn nằm trong tốp đầu của xếp hạng Pisa kể từ khi xếp hạng này được công bố năm 2001. Bảng xếp hạng có ảnh hưởng này giúp Phần Lan thu hút một lượng “khách du lịch giáo dục” đáng kể bởi vì giáo viên của các quốc gia khác luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm của Phần Lan.
Phần Lan đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc, và các trường của họ cũng chịu nhiều áp lực tài chính. Tuy nhiên, đầu vào chương trình Thạc sĩ 5 năm ngành sư phạm tiểu học vẫn cạnh tranh khốc liệt. Chỉ có 7% ứng viên ở ĐH Helsinki được nhận trong năm nay, có nghĩa là hơn 1.400 sinh viên ra về trong thất vọng.
Chương trình đào tạo cao cấp là cơ sở để trao cho các giáo viên trẻ sự tự chủ để họ có thể chọn phương pháp nào mà họ sẽ sử dụng trong lớp học – trái ngược với Anh, nơi mà bà Leena Krokfors – giáo sư ở Helsinki cảm thấy rằng giảng dạy chỉ là thứ gì đó giữa tuyển sinh đầu vào và thi cuối kỳ, cuối năm”.
Ở Phần Lan, giáo viên phần lớn không bị ràng buộc bởi các thủ tục như thanh tra, kỳ thi chuẩn hóa hay sự kiểm soát của chính phủ. Việc thanh tra trường học đã bị loại bỏ từ những năm 1990.
Ngược lại, ở Anh, các học viện, trường tư và trường miễn phí có thể thuê người dạy, thậm chí là họ không hề đủ trình độ. Đảng Lao động Anh từng tuyên bố vào năm 2013 rằng trở thành giáo viên ở Anh bây giờ còn dễ hơn lật bánh mỳ kẹp thịt.
Đối với một quốc gia nông nghiệp, nhỏ và tương đối nghèo, việc giáo dục tất cả người trẻ ở mức tốt đều được đánh giá là cách tốt nhất để bắt kịp các quốc gia công nghiệp khác – theo ông Pasi Sahlberg – một nhà giáo dục Phần Lan tại Harvard, người đã có nhiều đóng góp trong việc phổ biến phương pháp giáo dục của Phần Lan ra quốc tế.
Giấc mơ Phần Lan – cái tên mà ông tự đặt – là dành cho tất cả trẻ em bất kể hoàn cảnh gia đình hay điều kiện cá nhân.
Ở giai đoạn đầu – suốt những năm 70 và 80, Phần Lan kiểm soát rất chặt các trường học cũng như chương trình giảng dạy, thường xuyên thanh tra, kiểm tra và đặt ra nhiều quy định cụ thể. Các trường và giáo viên bị Chính phủ kìm kẹp chặt chẽ.
Đến giai đoạn hai, từ đầu những năm 90, Phần Lan nhận ra rằng cần tạo ra một nền văn hóa mới cho giáo dục dựa trên sự tin tưởng giữa các cơ quan giáo dục, các trường học, sự kiểm soát địa phương, tính chuyên nghiệp và tự chủ. Các trường phải tự chịu trách nhiệm cho chương trình giảng dạy của mình và tự đánh giá học sinh, trong khi việc thanh tra của các cơ quan cấp trên bị loại bỏ hoàn toàn.
Điều này đòi hỏi giáo viên phải có trình độ học thuật cao và được đối xử như các chuyên gia.
Bà Krokfors giải thích thêm về sự quan tâm đặc biệt mà Phần Lan dành cho các giáo viên: “Nếu nhìn lại lịch sử Phần Lan, các nhà giáo luôn được xem là người mang đến nền văn minh cho những ngôi làng nhỏ” bởi vì đất nước này hiện đại hóa vào giữa thế kỷ trước, bà nói.
Đặc điểm của đào tạo giáo viên ở Phần Lan không chỉ là dựa trên các nghiên cứu, mà tất cả sinh viên học Thạc sĩ ngành Sư phạm tiểu học còn phải tự nghiên cứu – một điều mà ông Patrik Scheinin, chủ nhiệm khoa Sư phạm tiểu học rất tự hào.
“Nhiệm vụ của một nhà giáo dục giỏi là ngăn chặn suy nghĩ của những người cho rằng họ biết mọi thứ về giảng dạy” – ông Scheinin nói. “Chỉ vì bạn đã làm gì đó trong 20 năm và nó có hiệu quả với bạn không có nghĩa là nó hiệu quả với những giáo viên khác, những học sinh khác hay ở những môn học khác”.
Ở Trường Normal Lyceum thuộc ĐH Helsinki – một trường khác trong số 11 trường thí nghiệm ở Phần Lan, giáo viên thực tập đang tổ chức các hội thảo đa ngành dài ngày dành cho học sinh từ 13 tới 19 tuổi. Ở một hội thảo, Maria Hyväri, 24 tuổi đang thảo luận về các phương pháp giáo dục Dewey, Steiner và Montessori.
Cô đang đề nghị học sinh suy nghĩ nghiêm túc về các phương pháp giảng dạy ở trường này. Những lớp học không hề có phân loại học sinh theo năng lực.
“Tôi muốn tạo sự khác biệt. Có tất cả các công cụ và ý tưởng giảng dạy mới. Thật tuyệt vì ở đây chúng tôi có thể thử nhiều thứ khác nhau.
Nó làm tôi cảm thấy hứng thú”. Bởi vì ngôi trường này đầy các giáo viên thực tập nên học sinh “cũng quen với việc bị thử nghiệm”, mặc dù đôi khi các em có thể hơi mệt với việc bị quay vòng – Hyväri nói.
Hyväri đang học năm thứ 3 ngành cử nhân tiếng Pháp và tiếng Anh. Trong một năm đi thực tập, cô dành một nửa thời gian ở trường thí nghiệm, một nửa thời gian ở trường đại học.
Đối với Olli Mättää – người hướng dẫn giáo viên ở trường này, điểm Pisa của Phần Lan chỉ là một sản phẩm phụ của hệ thống giáo dục chứ không phải là mục tiêu chính. “Khi chúng tôi nhận kết quả này, chúng tôi chỉ nghĩ nếu chúng tôi mà tốt đến vậy thì các quốc gia khác tệ đến mức nào? Chúng tôi rất bất ngờ” – anh nói.
Điều đó cho thấy đất nước này đang đi đúng hướng và đang chứng minh quyết định thay đổi của những năm 70 là đúng đắn. Các trường thí nghiệm của chúng tôi cũng được các phụ huynh đánh giá cao – ông Mättää chia sẻ.
Các nhà giáo dục chỉ ra rằng những yếu tố lịch sử đặc biệt đã giúp hình thành nên các trường học Phần Lan, như dân số ít, sự chấp nhận các giá trị như bình đẳng… Tuy nhiên quyết định đưa giảng dạy trở thành một văn bằng cao cấp đã giúp công việc này trở thành một nghề nghiệp cao cấp trong xã hội Phần Lan.
“Giáo viên ở Phần Lan là các chuyên gia độc lập, được tôn trọng vì đã tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của người trẻ” – ông Sahberg nhận định. Cho nên, những người đã chọn giảng dạy thường cống hiến cho công việc này cả đời, ông nói.
Trường Viikki thuộc ĐH Helsinki
Quay trở lại với trường thí nghiệm Viikki, Ville Sallinen nhận ra sự hứng thú của mình với công việc giảng dạy cách đây 8 năm khi bắt đầu dạy học sinh môn bóng đá. Mặc dù không phải là một môn học thuật, nhưng giống như nhiều sinh viên, sự hứng thú khi làm việc với bọn trẻ khiến anh đăng ký chương trình Thạc sĩ.
“Tôi muốn có nhiều kinh nghiệm hơn ở những trường giống như thế này. Năm sau, chúng tôi sẽ không còn thực tập nữa. Thật tốt khi được trải nghiệm ở một ngôi trường thực sự”.
Vào cuối ngày, Sallinen thường ngồi với thầy của mình là Tunja Tuominen để tái hiện lại những tình huống giảng dạy trong ngày và lý thuyết hóa chúng. Ông Tuominen nói: “Các giáo viên thực tập tới đây giống như những chú gà con luôn mở miệng và ham học hỏi”.
Các bạn trẻ thường ít khi chọn học kì tháng 1 để đăng kí
Nếu bạn muốn bắt đầu một văn bằng vào tháng 1, thời gian nộp đơn là vào tháng 9 năm trước. Bạn có thể lựa chọn những ngành học hấp dẫn với triển vọng nghề nghiệp cao như kinh doanh quốc tế, công nghệ thông tin, hay quản lý phúc lợi...
Đặc biệt, trong kì nhập học ở Phần Lan vào tháng 1 có nhiều suất học bổng hấp dẫn trị giá tới 50% học phí cho sinh viên ngay từ năm nhất, do đó bạn chỉ phải đóng học phí cho một học kỳ thay vì cả năm, “quá hời” so với chất lượng giáo dục và những gì bạn nhận được tại đây, đúng không nào!
Kì nhập học mùa thu – tháng 9
Hầu như các trường đại học Phần Lan đều tuyển sinh trong học kỳ này thế nên có nhiều sự lựa chọn hơn về trường và ngành học. Nếu muốn bắt đầu học vào mùa thu, bạn phải nộp đơn vào tháng 1 cùng năm.
Một ưu điểm lớn của kỳ nhập học tháng 9 là bạn có cơ hội nhận nhiều học bổng hơn với giá trị lên đến 100% học phí. Thậm chí có trường còn cấp học bổng cho sinh viên cao hơn cả học phí phải trả.
Học kì mùa thu là kì chính được các bạn trẻ lựa chọn
Các ngành khoa học máy tính, công nghệ vật liệu, kỹ sư môi trường, logistics, y tá, thiết kế games, du lịch, quản lý nhà hàng khách sạn, kỹ sư cơ khí... tại nhiều trường danh tiếng của Phần Lan như Đại học Aalto.
Cộng đồng giáo dục Tampere3, Đại học KHUD Arcada, Đại học KHUD Centria, Đại học KHUD Lapland, Đại học KHUD Oulu, Đại học KHUD Saimaa, Đại học KHUD Turku...đều tuyển sinh vào kỳ này.
Trên đây là những kì nhập học ở Phần Lan mà những ai đang ấp ủ ước mơ học tập tại đây cần nắm rõ. Bạn nên chọn trường và khởi động quá trình làm hồ sơ du học trước hạn chót đăng ký từ 2 – 3 tháng để mọi thứ được suôn sẻ.